Trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay, thuật ngữ điện toán đám mây được nhắc đến rất nhiều tại các doanh nghiệp với những lợi ích, ý nghĩa nhất định. Cùng tìm hiểu những thông tin cơ bản về điện toán đám mây trong bài viết dưới đây.
Điện toán đám mây là gì?
Theo Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (NIST), điện toán đám mây đã được định nghĩa như sau:
“Cloud Computing là mô hình dịch vụ cho phép người truy cập tài nguyên điện toán dùng chung bao gồm: mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ, thông qua kết nối mạng một cách dễ dàng, ở mọi lúc, mọi nơi, theo mọi yêu cầu. Tài nguyên điện toán đám mây có thể được thiết lập hoặc hủy bỏ một cách nhanh chóng bởi người dùng mà không cần có sự can thiệp của Nhà cung cấp dịch vụ”.
Hiểu một cách đơn giản, điện toán đám mây là việc cung cấp các dịch vụ điện toán bao gồm các ứng dụng cho đến khả năng xử lý và lưu trữ thông qua Internet trên cơ sở trả tiền theo yêu cầu. Điện toán đám mây cung cấp đổi mới nhanh hơn, với các tài nguyên linh hoạt và hiệu quả kinh tế theo từng quy mô.
Hiện nay, Google Drive, iCloud, Dropbox, OneDrive,… chính là những ví dụ điển hình của ứng dụng điện toán đám mây. Người dùng có thể lưu trừ toàn bộ tài liệu cần thiết trên tài khoản đám mây của mình, thoải mái truy cập sử dụng ở bất kỳ lúc nào, bất cứ nơi đây miễn vị trí đó có thể kết nối mạng.
Đặc điểm của điện toán đám mây
Điện toán đám mây có 5 đặc điểm tương ứng với 5 đặc trưng cơ bản như sau:
- Khả năng tự phục vụ nhu cầu: Dịch vụ điện toán đám mây sẽ cung cấp cho người dùng tất cả các yếu tố tài nguyên số cần thiết khi sử dụng như: mạng, server, lưu trữ, ứng dụng, dịch vụ,… Qua đó, người dùng có thể tự động, thoải mái sử dụng mà không cần thông qua nhà cung cấp bên ngoài.
- Truy cập mọi lúc mọi nơi: Chỉ cần với tài khoản điện toán đám mây, người dùng có thể truy cập sử dụng và làm việc ở bất kỳ máy chủ hay thiết bị nào, ở bất cứ nơi đâu, bất kể thời gian như thế nào.
- Một hồ chứa tài nguyên khổng lồ: Dịch vụ điện toán đám mây luôn được trang bị các trung tâm dữ liệu với cơ sở hạ tầng hiện đại, đáp ứng tốt yêu cầu sử dụng của người dùng.
- Sự co dãn nhanh chóng: Tùy theo từng nhu cầu sử dụng trong từng thời điểm, dịch vụ điện toán đám mây cho phép người dùng có thể tự động nâng cấp hoặc giảm tải lượng tài nguyên cần dùng.
- Đo lường dịch vụ tốt: Dịch vụ điện toán đám mây còn được thiết lập thêm hệ thống ghi và báo cáo lưu lượng sử dụng của người dùng. Từ đó, người dùng có thể nắm rõ được lưu lượng tài nguyên mình đã sử dụng để thanh toán và điều chỉnh thiết bị sử dụng phù hợp.
Lợi ích vượt trội của điện toán đám mây
Có thể thấy rằng, điện tán đám mây đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn tại các doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số hiện nay. Bởi điện toán đám mây đã đem lại vô vàn lợi ích vượt trội:
- Sự linh hoạt cho người sử dụng: Điện toán đám mây có thể được sử dụng ở mọi lúc, mọi nơi, trong mọi trường hợp. Trong quá trình quản lý và phát triển, mặc dù hệ thống thông tin doanh nghiệp liên tục có sự thay đổi nhưng chỉ cần một tài khoản được thiết lập, doanh nghiệp vẫn có thể tiếp tục sử dụng, chủ động nâng cấp hoặc giảm tài nguyên, lựa chọn những dịch vụ phù hợp với nhu cầu của mình.
- Khả năng chia sẻ dữ liệu nhanh chóng: Chỉ cần có mạng Internet, điện toán đám mây có thể dễ dàng chia sẻ dữ liệu. Nhờ đó, người dùng vẫn có thể tự do truy cập vào dữ liệu đã được chia sẻ và sử dụng.
- Tự động phục hồi khi xảy ra sự cố: Trong mô hình điện toán đám mây luôn được thiết lập một cơ chế dự phòng để sao lưu thường xuyên, liên tục thông qua mạng Internet. Chính vì thế, khi gặp các sự cố trong quá trình sử dụng. người dùng sẽ không phải lo lắng các dữ liệu quan trọng có thể bị mất đi.
- Tiết kiệm chi phí: Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể khi sử dụng dịch vụ điện toán đám mây bởi doanh nghiệp chỉ cần trả tiền cho các dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng không phải thiết lập hay duy trì cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin như: mua thiết bị, lắp đặt, vận hành và bảo trì như máy chủ vật lý, hay trả tiền cấu hình như với máy chủ ảo (VPS).
- Độ an toàn đảm bảo liên tục, tính bảo mật cao: Dịch vụ điện toán đám mây luôn được trang bị những trung tâm dữ liệu lớn với một hệ thống máy chủ vật lý, cơ sở hạ tầng hiện đại để đảm bảo không gây ra các gián đoạn cho người dùng. Điện toán đám mây được thiết kế qua nhiều lớp bảo mật nên tính bảo mật rất cao, đạt chuẩn và luôn được đảm bảo. Người dùng không phải lo lắng vấn đề dữ liệu hoặc thông tin cá nhân đang được lưu trữ bị vi phạm bảo mật bởi dịch vụ lưu trữ của điện toán đám mây có thể lưu trữ nhiều bản sao lưu dữ liệu trong cùng một hệ thống phân tán.
- Có thể cộng tác, tích hợp song song: Với cơ sở hạ tầng hiện đại, điện toán đám mây cho phép tất cả những người cộng tác mà không cần sự phân cấp. Các nhóm khác nhau vẫn có thể làm việc cùng nhau và có quyền truy cập vào cùng một dữ liệu từ xa. Bằng cách làm này, các công việc hàng ngày luôn được hỗ trợ kịp thời và tiết kiệm thời gian.
Ý nghĩa của điện toán đám mây đối với doanh nghiệp
Điện toán đám mây luôn chú trọng đến quá trình bảo trì, lưu trữ, quản lý, xử lý, phân tích và bảo mật dữ liệu thông qua việc khai thác các máy chủ dựa trên mạng Internet. Toàn bộ dữ liệu sẽ không được lưu trữ trên thiết bị vật lý mà được lưu trữ trên đám mây. Vì vậy, doanh nghiệp sẽ quản lý điều hành tốt hơn, hợp lý hóa các quy trình, nâng cao năng suất, tối ưu hóa chi phí và nâng cao trải nghiệm kỹ thuật số cho khách hàng của mình.
Từ đây, điện toán đám mây được chia làm ba loại dịch vụ chính:
- Phần mềm như một dịch vụ (SaaS): Tùy theo yêu cầu sử dụng riêng, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây bên thứ ba sẽ giúp doanh nghiệp lưu trữ các ứng dụng phần mềm.
- Cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS): Các nhà cung cấp bên thứ ba sẽ cung cấp các công cụ bao gồm phần mềm và phần cứng. Các mô hình môi trường hoạt động, cơ sở dữ liệu hay nền tảng máy tính từ đây cũng sẽ được hình thành để phát triển các ứng dụng thông qua Internet.
- Nền tảng như một dịch vụ (PaaS): Với tùy chọn này, nhà cung cấp bên thứ ba sẽ cung cấp quyền truy cập vào các tài nguyên máy tính như lưu trữ, không gian trung tâm dữ liệu, bảo mật, mở rộng quy mô, thành phần mạng hoặc máy chủ.
Trên đây là những thông tin về điện toán đám mây và ý nghĩa của điện toán đám mây đối với các doanh nghiệp trong thời đại 4.0 hiện nay. Hy vọng, qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin cần thiết và bổ ích nhất về điện toán đám mây.